Các bài đăng của tác giả Nguyễn Hữu Duyên.



Chuyện Kể Về Một Người Thầy

Tôi chưa bao giờ học thầy trong những tiết học chính khóa, bởi thầy
dạy  lý hóa cấp hai còn tôi lại học lớp mười hai, nhưng thầy là người
thầy tôi nhớ và kính trọng nhất. Tên đầy đủ của thầy là Hoàng Văn Xê,
người Huế, năm một ngàn chín trăm bảy ba về dạy trường Trung học Đào
Duy Từ (nay là trường PTTH An Nhơn 1) thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình
Định. May mắn đã đưa tôi đến với thầy. Đó là một buổi chiều vào đầu
tháng mười một năm đó, sau khi tan học, tôi cầm còi điều khiển sinh
hoạt vòng tròn và tập hát cho một lớp bảy, giúp các em chuẩn bị đợt
cắm trại của trường vào cuối năm. Thầy đến bên tôi sau khi buổi sinh
hoạt kết thúc.

Continue reading

Chuyện về một cái truyện không được đăng báo

Tôi mở tin nhắn của Hưng, một người bạn trẻ cùng làng ra đọc.
– Em đã gọt lại truyện và chuyển lên ban biên tập, nhưng bị gác lại rồi!
Thực ra, tôi cũng đã dự đoán được điều ấy, bởi nội dung của cái truyện
tôi viết có những chi tiết đề cập liên quan giữa tôi và Du, tổng biên
tập  báo, về cái ngày mà chúng tôi cùng dạy học ở một trường cấp 2 gần
thị xã. Anh gác lại là phải. Tôi không buồn và cũng không giận anh, vì
nó hợp với lẽ tự nhiên thôi. Chỉ có điều người bạn trẻ cùng làng với
tôi, đang làm trưởng ban chính trị- văn xã của báo, không nắm được
nguồn gốc của vấn đề nên bị sốc. Và, cậu ta gọi điện giải thích cho
tôi với giọng  buồn buồn.

Continue reading

Như Một Dòng Sông

– Truyện ngắn Nguyễn Hữu Duyên

Tâm trở lại Sài Gòn vào một ngày cuối năm để dự đám cưới con của một
người bạn. Đêm. Một chút chớm lạnh. Tâm mặc thêm áo khoác ngoài, bước
vào một quán cà phê ở đầu đường Vạn Kiếp, con đường bây giờ rộng và
được tráng nhựa, đẹp hơn nhiều. Nhà cửa cũng rất bề thế, hầu như không
còn nhà cấp bốn đơn sơ. Điện đường sáng rực. Xe cộ và người qua lại
rộn ràng, tấp nập. Thật là khác xa với ngày Tâm đến đây của 35 năm về
trước…

Ngày ấy, đầu năm 1976, Tâm là một chàng trai 22 tuổi từ Bình Định mang
xách vào Sài Gòn để tiếp tục học theo tinh thần chuyển thẳng cho số
sinh viên đang học đại học thuộc chính quyền Sài Gòn. Thế nhưng do vào
trễ và  lại học ngành xã hội, nên hồ sơ của Tâm không được chấp nhận.
Ở cái thế về cũng dở ở cũng không xong, Tâm không biết phải làm sao,
xin ở tạm nhà một người quen một thời gian rồi sẽ tính. Sau khi làm
thủ tục tạm trú, Tâm nộp phiếu chuyển sinh hoạt Đoàn, tham gia công
tác thanh niên ở khu phố. Và, sau buổi họp đầu tiên, Tâm hơi bất ngờ
là Thủy – bí thư chi đoàn, chủ động mời Tâm uống cà phê ở một quán
trên đường Phan Đăng Lưu. Thủy, dưới cái nhìn của Tâm là không đẹp,
chỉ có đôi mắt đen láy, long lanh, nhìn vào thấy như đang cười, nên có
sức thu hút sự chú ý của người đối diện. Tâm là dân nhà quê mới vào
thành phố, không mặn mà lắm với việc uống cà phê, hơn nữa lại là ban
đêm, nhưng việc gì phải từ chối, nhất là đối với một người con gái.

Continue reading

Điệp Khúc Tình Yêu – Rạo Rực Và Cháy Bỏng

Rạo rực, cháy bỏng với tình yêu của một thời trai trẻ. Nhưng chiến tranh như một dòng xoáy nghiệt ngã, đã làm đổ vỡ, đã làm dừng lại tất cả những ước mơ dù là nhỏ nhất của những đôi nam nữ đang yêu.

Trần Tiến đã khắc họa một nỗi nhớ của một thời không thể nào quên.
Nhớ…nhớ cái hôn đầu tiên là hôn lên… đôi mắt của người bạn đã hy sinh.
Nhớ, bản tình ca đầu tiên…là hành khúc lên đường!

Continue reading

Tản mạn về cái phận nghèo

Từ ngàn xưa, ông cha ta thường nói không nên vạch áo cho người xem lưng, mà
chuyện nghèo có hay ho gì đâu mà nói cho thiên hạ biết. Phân vân mãi rồi
tôi cũng muốn chia sẻ, giải bày về cuộc mưu sinh khá là vất vả, cơ cực của
30 năm sau khi lập gia đình từ năm 27 tuổi. Nếu tính thời gian của cuộc đời
này là 60 năm như lời một bài hát thì tôi chỉ còn 3 năm nữa mà thôi. Nhiều
lúc tôi tự hỏi, tại sao tôi lại chịu đựng được cái nghèo cứ đeo bám tôi dai
dẳng như vậy?

Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, ba dạy tôi rất nhiều điều về cách ứng
xử trong cuộc sống, nhưng điều tôi tâm đắc nhất vẫn là câu tục ngữ: “Nghèo
cho sạch, rách cho thơm”. Ông giải thích ngắn gọn và dễ hiểu, tôi trân
trọng mang nó vào đời. Cuộc sống viên chức của gần 30 năm về trước với đồng
lương khiêm tốn làm cho gia đình tôi lâm vào cảnh thiếu thốn triền miên.

Continue reading

Bát Canh Tình Người

Đầu tháng 7 – 2001, có dịp vào Sài Gòn, tôi đến thăm anh, lúc ấy bệnh
của anh đã quá nặng. Tôi cúi sát người anh và nói: “Anh Tám còn nhớ em
không?”. Anh ôm chầm lấy tôi, một đứa em mà anh từng cưu mang ngày
nào, nói một cách yếu ớt: “Sao anh Tám có thể quên em được!”. Rồi, hai
anh em đều bật khóc.
Tôi khóc vì được gặp lại anh sau một phần tư thế kỷ, khóc vì những
hình ảnh yêu thương bên anh ngày ấy ùa về, khóc vì không thể nào chịu
nỗi sự kiệt cùng về thân xác của anh do bệnh tật gây nên, sự sống của
anh chỉ còn được tính từng ngày.

Continue reading

25 Năm Gặp Lại – Bồi Hồi Như Thưở Mới Yêu

Khi dẫn con vào Sài Gòn thi đại học năm 2001, tôi có dịp trở lại thăm con đường Vạn Kiếp sau hai lăm năm- con đường có quá nhiều kỷ niệm của tôi về một thời trai trẻ, về tình yêu của tôi và Huỳnh.
Hầu như lớp bạn thân thiết hồi ấy, tôi chỉ còn liên lạc được với Trần Lộc, đang làm giám đốc Trung tâm văn hóa quận Bình Thạnh. Và, rất may, sau bao năm biệt tin nhau, qua Trần Lộc, tôi biết Huỳnh, hiện đang công tác tại một cơ quan trực thuộc Sở điện lực thành phố Hồ Chí Minh đóng trên đường Phan Đăng Lưu. Như có điều gì đó rất mãnh liệt, không thể cưỡng lại được, thúc giục tôi phải đến gặp Huỳnh, nó giống như cỏ cây không thể không hướng về phía mặt trời mọc, như biển cả vẫn muôn đời nổi sóng. Đó là một ngày đầu tháng bảy. Tôi đến cơ quan của Huỳnh trong trạng thái bồi hồi, phấn khích đến khó tả, bởi tôi cũng không tin là mình có dịp được gặp lại cô bé mười sáu tuổi học lớp chín ngày nào.

Continue reading

Tết Đến Và Nỗi Niềm Của Kẻ Tha Hương





Khi đến tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh”, vì cuộc sống áo cơm, tôi phải tha hương từ Bình Định vào TP.HCM. Đã hơn bốn năm, bươn chải với nhịp sống đô thị sôi động, hối hả từng giờ, từng ngày và mỗi khi tết đến xuân về, tôi lại cùng gia đình ăn tết theo kiểu cơm nước xong đóng cửa lại ngủ, không đi chơi cũng chẳng đến nhà ai, đồng thời cũng không đủ tiền để đi đến các khu du lịch Suối Tiên, Đầm Sen hay Đại Nam
Cứ độ từ mười sáu đến hai bốn, hai lăm tháng chạp âm lịch, thiên hạ rộn ràng chuyện về quê, người thân, bạn bè điện thoại hỏi thăm tết này có về không, con cái đã học xong chưa? Tôi chỉ cười và không nói thêm được điều gì, bởi vì không ai hiểu được mình bằng mình. Hàng tháng, tiền nhà và điện nước khoảng ba triệu, hai đứa con một đứa học đại học, một đứa cao đẳng, mất mỗi tháng ba triệu nữa, chưa nói đến quần áo sách vở, học thêm Anh văn, vi tính… Continue reading